1. Cải cách hành chính là gì?
Từ nhiều năm nay, cải cách hành chính đã là một vấn đề mang tính
tương đối phổ cập của xã hội Việt Nam. Người dân, tổ chức cảm nhận được kết
quả, tác động của cải cách hành chính một cách trực tiếp nhất khi có việc phải
tiếp xúc, giải quyết công việc với các cơ quan hành chính nhà nước. Vậy cải
cách hành chính là gì?
Nói đầy đủ thì phải gọi là cải cách hành chính nhà nước. Thêm từ
nhà nước vào là để phân biệt với cải cách hành chính không chỉ diễn ra ở khu
nhà nước, mà còn ở các tổ chức, cơ quan, nhất là doanh nghiệp tư nhân, tức là
khu vực tư nhân. Yếu tố quản trị,hành chính trong các doanh nghiệp khu vực tư
cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp và nếu không
đổi mới, cải cách thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, hiệu quả
thấp.
Như vậy, cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch,
theo một mục tiêu nhất định được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
nhằm tạo ra những thay đổi trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính, làm
cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân
dân, phục vụ xã hội tốt hơn.
Nhiệm vụ của cải cách hành chính, bao gồm:
- Cải cách thể chế
- Cải cách thủ tục hành chính
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức
- Cải cách tài chính công
- Hiện đại hóa hành chính.
2. Thủ tục hành chính là gì?
Theo khoản 1, Điều 3 Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, Thủ tục
hành chính (TTHC) là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện
do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc
cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Thông qua TTHC người dân có thể dễ dàng
thực hiện được quyền của mình.
Thủ tục hành chính là gì?
Một
TTHC bao gồm các bộ phận tạo thành cơ bản sau:
- Tên TTHC;
- Trình tự thực hiện: (bao gồm cả thời gian, địa điểm thực hiện
TTHC);
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết;
- Đối tượng thực hiện TTHC;
- Cơ quan giải quyết TTHC;
- Kết quả thực hiện TTHC;
- Phí, lệ phí (nếu có);
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có, đính kèm ngay sau TTHC);
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có);
- Căn cứ pháp lý của TTHC.
Như vậy, một TTHC phải đảm bảo đủ các nội dung nêu trên. TTHC
càng được quy định rõ ràng, cụ thể bao nhiêu sẽ góp phần cải thiện môi trường
kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân.