image advertisement






image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11): Thắp sáng ngọn lửa văn hóa dân tộc
Lượt xem: 452

anh tin bai

Sắc lệnh 65 (23/11/1945) - Sắc lệnh đầu tiên về bảo tồn di sản văn hóa. (Nguồn: Báo điện tử Tổ quốc)

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam. Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là tài sản vô cùng quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong suốt bề dày lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc.

         Nhận thức được tầm quan trọng của các di sản văn hóa Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trở thành lực lượng lãnh đạo đất nước, Đảng đã nhất quán chủ trương quan tâm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - Đây là Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh ra đời trong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đang gặp vô vàn khó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đất nước đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

         Sắc lệnh số 65/SL gồm các nội dung cơ bản như: Khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”; Đông Phương Bác cổ Học Viện có nhiệm vụ bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam, thay thế cho Pháp Quốc Viễn Đông Bác cổ Học viện bị bãi bỏ; Giữ nguyên các luật lệ về bảo tồn cổ tích đã có trước đây; Cấm phá hủy những đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bi ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không, nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn; Chính phủ công nhận nguyên tắc những khoản trợ cấp hàng năm của toàn quốc, của mỗi kỳ hay mỗi tỉnh cho Đông Phương Bác cổ Học viện.

         Sắc lệnh số 65/SL tuy ngắn gọn, súc tích, nhưng phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc của Nhà nước ta đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cho đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn, soi sáng cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước.

 

anh tin bai

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Viện bảo tàng Khu tự trị Việt Bắc năm 1964 (Nguồn: Ảnh tư liệu)

 

Sau Sắc lệnh số 65/SL, ngày 29/10/1957, Nghị định số 519-TTg “Về bảo vệ di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh” do Thủ tướng Chính phủ ban hành, đã tạo điều kiện cho ngành văn hóa thể thao tiến hành kiểm kê phổ thông các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh ở các tỉnh và thành phố toàn miền Bắc; giúp bảo vệ những di tích quan trọng nhất của đất nước. 

         Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh do Hội đồng Nhà nước công bố ngày 4/4/1984 cũng đã chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc.

         Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Để có những thay đổi mang tính chất cách mạng trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội và văn hóa, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chủ trương, định hướng, luật, chính sách; những văn bản có tác động sâu sắc đến quá trình giữ gìn bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 khóa VIII đã ban hành Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1998). Đây là Nghị quyết về chiến lược văn hóa của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và Luật Di sản Văn hóa được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14/6/2001, có hiệu lực từ ngày 1/1/2002 là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam. Trong Luật Di sản Văn hóa, ngoài tính hệ thống và tầm bao quát của nó thì lần đầu tiên chúng ta đã đưa các di sản văn hóa phi vật thể vào nội dung quản lý và điều chỉnh của bộ luật này. Đó là sự phát triển tư duy lý luận của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta trong việc hoàn chỉnh bộ Luật Di sản văn hóa, mà không phải quốc gia hiện đại nào cũng đạt được.

         Ngày 19/1/1993, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 25/TTg “Về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật”, trong đó xác định việc phát triển văn hóa thể thao mang bản sắc dân tộc Việt Nam là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân, Nhà nước tạo điều kiện, xây dựng cơ sở hạ tầng và trang bị phương tiện cho việc phát triển văn hóa nghệ thuật mang bản sắc dân tộc.

         Nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23/11 hàng năm là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”.

anh tin bai

 

Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận năm 2014. (Nguồn: Ảnh tư liệu) 

Cơ quan chủ quản: UBND XÃ MỸ PHÚC
Địa chỉ : UBND xã Mỹ Phúc - huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định
Email: xamyphuc.mlc@namdinh.gov.vn
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang